Tên ngành, nghề: Công nghệ truyền thông

Mã ngành, nghề: 6320105

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

Thời gian đào tạo: 2,5 năm.

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG: CNTTHONG.pdf

  1. Mục tiêu đào tạo
    • Mục tiêu chung:

Đào tạo nhân lực ngành Công nghệ truyền thông có phẩm chất đạo đức, chính trị vững vàng; có đủ sức khỏe đáp ứng yêu cầu công việc. Sinh viên sau khi tốt nghiệp vận dụng được các kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin, nắm vững các sản phẩm truyền thông (phát thanh, truyền hình, điện ảnh, đa phương tiện); có kỹ năng biên tập, sáng tạo, quảng cáo truyền thông.

  • Mục tiêu cụ thể:
    • Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
  • Kiến thức:

Vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên để giải quyết các bài toán thuộc lĩnh vực Công nghệ truyền thông.

Hiểu về nguyên lý truyền thông và khai thác dữ liệu trên Internet, các hệ thống truyền thông dữ liệu, truyền thông đa phương tiện; phân tích và thiết kế ứng dụng truyền thông quảng cáo.

Vận dụng những kỹ năng xử lý dữ liệu hình ảnh, âm thanh, video để xây dựng các ứng dụng truyền thông quảng cáo.

Nắm vững kiến thức, hiểu biết về xã hội phục vụ trong truyền thông.

Hiểu các nguyên lý căn bản phục vụ trong truyền thông, quảng cáo, quan hệ công chúng.

Nắm vững các kiến thức về quản trị, xây dựng, tổ chức và triển khai nội dung, hoạt động của công tác truyền thông.

Vận dụng được các phương pháp và kỹ năng để triển khai các hoạt động truyền thông đại chúng và doanh nghiệp.

  • Kỹ năng

Có kỹ năng, kỹ thuật sáng tạo và thực hiện các sản phẩm truyền thông; có khả năng độc lập sáng tạo và tư duy khoa học; biết kết hợp làm việc giữa cá nhân và tập thể trong quy trình sản xuất những sản phẩm truyền hình số đa phương tiện.

Có khả năng thu thập, phân tích và tổng hợp các yêu cầu từ đối tượng sử dụng, từ đó triển khai các ứng dụng, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đặt ra trong điều kiện thực tế.

Có khả năng tìm kiếm, nghiên cứu kiến thức mới, ứng dụng các kỹ thuật, công cụ mới và thành thạo các kỹ năng để giải quyết những vấn đề chuyên môn của ngành vào thực tiễn.

Làm việc theo nhóm: Có kỹ năng tổ chức hoạt động nhóm, biết trao đổi chia sẻ ý kiến;

Có khả năng thuyết trình các vấn đề về chuyên môn được đào tạo; có kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân hiệu quả bằng các phương tiện khác nhau (trực tiếp, văn bản, phương tiện điện tử, truyền thông);

Có kỹ năng kiểm soát quỹ thời gian, xây dựng kế hoạch và tổ chức công việc hiệu quả;

  • Năng lực tự chủ và trách nhiệm

Yêu nghề, gắn bó với nghề nghiệp; nghiêm chỉnh chấp hành điều lệ, quy chế, quy định của cơ quan, doanh nghiệp, công ty nơi đang công tác; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm trong công việc;

Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và chủ động giải quyết các vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn. Nhạy bén trong việc tiếp cận các thông tin khoa học kỹ thuật và công nghệ mới;

Tham gia có hiệu quả trong việc thiết kế triển khai, chuyển giao công nghệ, tổ chức sản xuất, nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật;

Thiết lập được mối quan hệ và cộng tác tốt với đồng nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn và trong giao tiếp xã hội.

  • Chính trị, đạo đức; thể chất và quốc phòng

Có niềm tin, lý tưởng cách mạng, chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

Có đạo đức, yêu nghề và lương tâm nghề nghiệp.

Có ý thức tổ chức kỹ luật và tác phong công nghiệp, nghiêm túc, trung thực, cẩn thận,…

Có tinh thần tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng giao tiếp.

Có đủ sức khỏe để học tập, công tác lâu dài, sẵn sàng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Có hiểu biết cơ bản về quốc phòng toàn dân, dân quân tự vệ.

Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về quân sự phổ thông cần thiết của người chiến sĩ, vận dụng được trong công tác bảo vệ trật tự trị an.

Có ý thức kỷ luật và tinh thần cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.

  • Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Quản lý, biên tập, xây dựng các chương trình truyền hình, phim điện ảnh, nội dung báo chí tại các tại các đài truyền hình, đài phát thanh, báo mạng, báo in…

Chuyên viên phát triển website, chuyên viên quản lý trang thông tin điện tử doanh nghiệp; chuyên viên biên tập, quản lý trang báo điện tử; chuyên viên kinh doanh quảng cáo truyền thông; chuyên viên kinh doanh bản quyền nội dung chương trình, phim, kênh phát thanh truyền hình; chuyên viên tư vấn, tổ chức chương trình, sự kiện, quảng bá truyền thông.

  • Các môn học chung bắt buộc do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ngành tổ chức xây dựng và ban hành để áp dụng thực hiện.Hướng dẫn sử dụng chương trình.
  • + Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:

Ðể sinh viên hiểu thêm về lịch sử và truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho sinh viên tham quan một số di tích lịch sử, bảo tàng, nhà văn hóa, các hội nhóm hoạt động xã hội tại thành phố;

Để sinh viên có nhận thức rõ về nghề nghiệp đang theo học và dễ dàng thích nghi hơn với môi trường thực tế, Trường có thể bố trí cho sinh viên tham quan doanh nghiệp, đài truyền hình, đài phát thanh, … hoặc tham gia vào các sự kiện mà các doanh nghiệp tổ chức…

Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa, vào thời điểm phù hợp.

+ Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun:

Hình thức kiểm tra hết môn: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, Bài tập thực hành

Thời gian kiểm tra:

– Lý thuyết: Không quá 120 phút

– Thực hành: Không quá 8 giờ

– Người học phải học hết chương trình đào tạo trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề và phải tích lũy đủ số học phần theo quy định trong chương trình đào tạo.

– Hiệu trưởng Nhà trường căn cứ vào kết quả tích lũy của người học để quyết định việc công nhận tốt nghiệp ngay cho người học hoặc phải làm chuyên đề, khóa luận làm điều kiện xét tốt nghiệp

+ Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp:

Căn cứ Quy chế đào tạo trình độ Trung cấp, Cao đẳng theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tích lũy tín chỉ ban hành kèm theo quy định số 75/2017/QĐ-CDD0225 ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Hiệu trưởng.

– Tổ chức lớp học (Điều 19);

– Đăng ký khối lượng học tập (Điều 20)

– Rút bớt học phần đã đăng ký (Điều 21)

– Quy đổi điểm trung bình học kỳ và trung bình tích lũy (Điều 22)

– Xếp hạng đào tạo và học lực (Điều 23)

– Cảnh báo kết quả học tập, buộc thôi học (Điều 24)

– Điều kiện tốt nghiệp (Điều 25).

+ Các chú ý khác:

Hướng dẫn phân bổ thời gian và nội dung thực hành nghề tại cơ sở:

– Thực hành nghề được đào tạo ngay tại Trường, trong quá trình đào tạo có thể sử dụng mô hình giả định nhằm mục tiêu hoàn thiện kiến thức, áp dụng các hiểu biết và kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên;

– Thực tập tốt nghiệp:

Thời gian và nội dung theo chương trình khung;

Trường căn cứ vào khung chương trình, xây dựng đề cương báo cáo thực tập./.