Tên ngành, nghề: Tiếng Nhật

Mã ngành, nghề: 6220212

Trình độ đào tạo: Cao Đẳng

Hình thức đào tạo: Chính Quy

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương

Thời gian đào tạo: 2,5 năm

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG: CĐ-TIẾNG NHẬT.pdf

  1. Mục tiêu đào tạo
    • Mục tiêu chung

– Đào tạo nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài có kiến thức chuyên sâu về tiếng Nhật, nắm vững kiến thức chuyên ngành nền tảng và nâng cao để ứng dụng trong công tác chuyên môn, được trang bị các kỹ năng nghề nghiệp hiện đại, đáp ứng được yêu cầu của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế;

– Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức cơ sở và chuyên môn vững vàng; có kỹ năng thực hành nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo để giải quyết những vấn đề liên quan đến công tác biên biên phiên dịch tiếng Nhật nói chung và lĩnh vực tiếng Nhật chuyên về khoa học kỹ thuật nói riêng; có khả năng tự học để thích ứng với sự phát triển không ngừng của xã hội; có tư duy chiến lược và tác phong làm việc chuyên nghiệp để thích ứng với môi trường cạnh tranh toàn cầu. Người học cũng có khả năng tiếp tục tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy những phẩm chất và kĩ năng cá nhân cũng như nghề nghiệp quan trọng để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn của mình;

– Đào tạo Cử nhân tiếng Nhật ở trình độ cao đẳng có những kỹ năng thực hành nghề nghiệp cơ bản và cần thiết như: Biết dịch thuật các văn bản bằng tiếng Nhật; Vận dụng được các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến dịch thuật ngôn ngữ trong chuyên môn; Có kỹ năng thuyết trình, giao tiếp, làm việc độc lập và làm theo nhóm bằng tiếng Nhật; biết vận dụng vốn từ vựng trong quá trình công tác;

Bên cạnh kiến thức, kỹ năng chung và chuyên sâu, chương trình đào tạo còn trang bị cho người học đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, phong cách chuyên nghiệp và sức khỏe tốt;

Hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên có thể làm việc ở các cơ quan văn hóa, giáo dục, du lịch, công ty liên doanh nước ngoài hay trong các công ty Nhật, hoặc làm công tác nghiên cứu và giảng dạy ở các trường, trung tâm khoa học; giảng dạy tiếng Nhật cho người Việt Nam (sau khi hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm) hoặc giảng dạy tiếng Việt cho người Nhật.

  • Mục tiêu cụ thể

1.2. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

  • Kiến thức:

Năng lực sử dụng các kỹ năng tiếng Nhật (nghe, nói, đọc, viết) ở các trình độ nâng cao tương đương N3 để phục vụ mục đích nghề nghiệp.

Kiến thức về bản chất và đặc điểm của tiếng Nhật để sử dụng các bình diện ngôn ngữ như: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của tiếng Nhật trong giao tiếp và làm việc trong lĩnh vực tiếng Nhật.

Kiến thức xã hội và nhân văn đại cương làm nền tảng cho việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Nhật trong kỹ năng biên – phiên dịch tiếng Nhật.

Khả năng rèn luyện và xây dựng được kỹ năng học tập hiệu quả để có thể tự học tập nhằm tiếp tục nâng cao kiến thức và năng lực thực hành tiếng Nhật;

Năng lực áp dụng kiến thức về lý thuyết dịch và kỹ thuật dịch để thực hiện các nhiệm vụ biên dịch, phiên dịch về các hoạt động du lịch, hành chính;

Phương pháp sử dụng kiến thức cơ bản về lý thuyết dịch, kỹ thuật dịch, mục đích, bản chất, phạm vi và nguyên tắc của công việc biên dịch, phiên dịch;

Nắm bắt nguyên tắc cơ bản về văn hóa đại cương của một số nước nói tiếng Nhật trên thế giới để làm việc hiệu quả trong môi trường hội nhập quốc tế;

Khả năng phát triển và hoàn thiện nghiệp vụ tiếng Nhật và phiên dịch tiếng Nhật

Bên cạnh đó, ngành này còn tạo cơ hội cho sinh viên được tham gia trực tiếp vào các hoạt động giao lưu văn hóa Việt – Nhật, thực hành nghe – nói tiếng Nhật cùng người Nhật  nhằm mục đích trao đổi kiến thức, phương pháp và kinh nghiệm học tiếng Nhật. Ngoài ra, sinh viên sẽ được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực quản lý, trợ lý và thư ký, soạn thảo văn bản, lên kế hoạch, sắp xếp công việc và dữ liệu cho các nhà lãnh đạo người Nhật sau này.

–        Kỹ năng:

Học ngành Tiếng Nhật được tìm hiểu thêm về Ngôn ngữ Nhật, về cách nói, cách phát âm, vốn từ vựng cần có, cấu trúc ngữ pháp… để sinh viên có thể nghe – nói – đọc – viết bằng tiếng Nhật trong giao tiếp và công việc… Theo học ngành này, sinh viên được trang bị thêm những kỹ năng quan trọng cho sau này đó là: giao tiếp, thuyết trình, đàm phán, thương lượng, dịch thuật, biên dịch, làm việc nhóm, quản lý trong ngành tài chính, thương mại;

Có năng lực biên phiên dịch thành thạo tiếng Nhật trong giao tiếp thông thường và có kĩ năng biên phiên dịch chuyên ngành; có thể tách rời khỏi việc dịch máy móc, hướng tới việc dịch có tư duy và liên tục cập nhật; có khả năng ghi nhớ thông tin, phát âm chuẩn, giọng điệu tốt, chịu trách nhiệm về sản phẩm thông tin mình dịch về cả chất lượng và số lượng;

Có kiến thức cơ bản về văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị và phong tục đất nước Nhật để thích ứng với môi trường giao lưu kinh tế và chuyển giao công nghệ kỹ thuật giữa Việt Nam và Nhật;

Có kỹ năng cá nhân, kỹ năng nghề nghiệp, giao tiếp, làm việc nhóm đủ để làm việc trong môi trường làm việc liên ngành, đa văn hóa, đa quốc gia; có tính kiên trì, say mê công việc, nhiệt tình và năng động trong công việc, biết ứng xử tốt, thân thiện với đồng nghiệp, đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý thức tự nghiên cứu độc lập và nâng cao trình độ.

  • Năng lực tự chủ và trách nhiệm

Yêu nghề, gắn bó với nghề nghiệp; nghiêm chỉnh chấp hành điều lệ, quy chế, quy định của cơ quan, doanh nghiệp, công ty nơi đang công tác; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm trong công việc;

Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và chủ động giải quyết các vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn. Nhạy bén trong việc tiếp cận các thông tin khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong kinh doanh, dịch vụ;

Tham gia có hiệu quả trong việc thiết kế triển khai, chuyển giao công nghệ, tổ chức cung cấp dịch vụ, nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật;

Thiết lập được mối quan hệ và cộng tác tốt với đồng nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn và trong giao tiếp xã hội.

  • Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

Có niềm tin, lý tưởng Cách mạng, chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng và Chính sách, Pháp luật của Nhà nước;

Có đạo đức, yêu nghề và lương tâm nghề nghiệp;

Có ý thức tổ chức kỹ luật và tác phong công nghiệp, nghiêm túc, trung thực, cẩn thận,…;

Có tinh thần tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng giao tiếp;

Có đủ sức khỏe để học tập, công tác lâu dài, sẵn sàng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

Có hiểu biết cơ bản về quốc phòng toàn dân, dân quân tự vệ;

Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về quân sự phổ thông cần thiết của người chiến sĩ, vận dụng được trong công tác bảo vệ trật tự trị an;

Có ý thức kỷ luật và tinh thần cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự  bảo vệ Tổ quốc.

  • Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sinh viên học ngành Tiếng Nhật tại Trường Cao đẳng Bình Minh Sài Gòn, sau khi tốt nghiệp có khả năng đảm nhận công việc tại: Các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ của Nhật; các tổ chức hữu nghị và các cơ quan thông tấn, báo chí; trường học, trung tâm ngoại ngữ, viện nghiên cứu; khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, bảo tàng; chuyên viên marketing, tổ chức sự kiện, giao dịch thương mại văn phòng trong các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng tiếng Nhật hoặc các vị trí, chức danh sau: Cán bộ ngoại giao; nhân viên văn phòng; giám đốc; thư ký; trợ lý giám đốc; chuyên viên dịch thuật; hướng dẫn viên du lịch; giáo viên dạy tiếng Nhật;

Sinh viên có khả năng liên thông lên các bậc học cao hơn cùng khối ngành.

2. Hướng dẫn sử dụng chương trình

          2.1. Các môn học chung bắt buộc do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ngành tổ chức xây dựng và ban hành để áp dụng thực hiện.

Trường Cao Đẳng Bình Minh Sài Gòn áp dụng  6 môn chung do Bộ Lao Động – Thương Binh Và Xã Hội ban hành.

–  Chính trị: nội dung ban hành kèm theo Thông tư số 24/2018/TT-BLĐTBXH ngày 06/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội dùng cho chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

– Pháp luật: nội dung ban hành kèm theo Thông tư số 13/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội dùng cho chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

– Tiếng Anh: Nội dung ban hành theo Thông tư 03/2019/TT-BLĐTBXH ngày 17/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội dùng cho chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

– Tin học: Nội dung ban hành theo Thông tư số 11/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội dùng cho chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng. Thông tư

– Giáo dục thể chất: Nội dung ban hành theo Thông tư 12/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội dùng cho chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

– Giáo dục quốc phòng và an ninh: Nội dung ban hành theo Thông tư 10/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội dùng cho chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

2.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:

Ðể sinh viên hiểu thêm về lịch sử và truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho sinh viên tham quan một số di tích lịch sử, bảo tàng, nhà văn hóa, các hội nhóm hoạt động xã hội tại thành phố;

Để sinh viên có nhận thức rõ về nghề nghiệp đang theo học và dễ dàng thích nghi hơn với môi trường thực tế, Trường có thể bố trí cho sinh viên tham quan các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất, … hoặc tham gia vào các sự kiện mà các doanh nghiệp tổ chức…

Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa, vào thời điểm phù hợp.

2.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun:

– Hình thức kiểm tra hết môn: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, Bài tập thực hành

– Thời gian kiểm tra:

+ Lý thuyết: Không quá 120 phút

+ Thực hành: Không quá 8 giờ

2.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp:

– Căn cứ Quy chế đào tạo trình độ Trung cấp, Cao đẳng theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tích lũy tín chỉ ban hành kèm theo quy định số 75/2017/QĐ-CDD0225 ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Hiệu trưởng.

+ Tổ chức lớp học (Điều 19);

+ Đăng ký khối lượng học tập (Điều 20)

+ Rút bớt học phần đã đăng ký (Điều 21)

+ Quy đổi điểm trung bình học kỳ và trung bình tích lũy (Điều 22)

+ Xếp hạng đào tạo và học lực (Điều 23)

+ Cảnh báo kết quả học tập, buộc thôi học (Điều 24)

+ Điều kiện tốt nghiệp (Điều 25).

2.5. Các chú ý khác:

Hướng dẫn phân bổ thời gian và nội dung thực hành nghề tại cơ sở:

– Thực hành nghề được đào tạo ngay tại Trường, trong quá trình đào tạo có thể sử dụng mô hình giả định nhằm mục tiêu hoàn thiện kiến thức, áp dụng các hiểu biết và kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên;

– Thực tập tốt nghiệp:

+ Thời gian và nội dung theo chương trình khung;

+ Trường căn cứ vào khung chương trình, xây dựng đề cương báo cáo thực tập./.