Cao đẳng chính quy
Trung cấp chính quy
Đại học 2 giai đoạn
VB2 - Đại học trực tuyến
Liên kết Đại học Huế
Tên ngành, nghề: Du lịch lữ hành
Mã ngành, nghề: 5810101
Trình độ đào tạo: Trung cấp
Hình thức đào tạo: Chính Quy
Đối tượng tuyển sinh:
– Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
– Tốt nghiệp Trung học cơ sở và tương đương, học thêm phần văn hoá phổ thông theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Thời gian đào tạo: 1,5 năm
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp
Đào tạo học viên ngành Du lịch lữ hành có phẩm chất chính trị, đạo đức, và sức khỏe tốt; có trách nhiệm với xã hội; nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế, chính trị, xã hội; trang bị cho người học có kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành về các nghiệp vụ cơ bản của du lịch như: hướng dẫn, tuyến điểm, thiết kế tour. Với các môn học tự chọn được phân ba nhóm gắn với 2 chuyên ngành hẹp: điều hành tour và hướng dẫn viên, người học có thể lựa chọn con đường thăng tiến, phát triển nghề nghiệp của mình theo một trong ba lĩnh vực đã nêu;
Bên cạnh kiến thức, kỹ năng chung và chuyên sâu, chương trình đào tạo còn trang bị cho người học đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, phong cách chuyên nghiệp và sức khỏe tốt;
Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm trong công ty du lịch.
1.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
– Kiến thức:
Mô tả được vị trí, vai trò của dịch vụ Du lịch lữ hành trong ngành Du lịch và đặc trưng của hoạt động du lịch lữ hành, tác động của nó về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường;
Trình bày được cơ cấu tổ chức, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty du lịch; mối quan hệ giữa các bộ phận trong công ty và đề xuất được các biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch;
Mô tả được quy trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra và đánh giá kết quả công việc trong hoạt động du lịch;
Trình bày được các nguyên tắc bảo đảm an ninh, an toàn, giải thích được lý do phải tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn trong du lịch để nhận diện được các nguy cơ và biện pháp phòng ngừa;
Xây dựng được tính tự tin trong xử lý công việc.
Phân biệt và nhận biết được các loại hình du lịch và các quy định về loại hình du lịch tại Việt Nam
Trình bày được thông tin về các tuyến điểm và các nét văn hóa tại điểm đến.
– Kỹ năng:
Giao tiếp tốt với khách hàng bằng tiếng Việt và Anh, phù hợp với yêu cầu phục vụ khách trong hoạt động Du lịch lữ hành; chăm sóc khách hàng và giải quyết phàn nàn của khách hàng có hiệu quả;
Sử dụng đúng, an toàn các loại trang thiết bị phục vụ du lịch;
Thực hiện đúng quy trình phục vụ khách hàng tại các vị trí công việc của các bộ phận theo tiêu chuẩn của công ty du lịch;
Làm được các loại báo cáo, soạn thảo được văn bản đối nội, hợp đồng thông dụng của du lịch;
Ứng dụng được phần mềm quản trị du lịch trong công việc hàng ngày;
Phân tích, đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh của các bộ phận trong Công ty du lịch và phát hiện ra được các nguyên nhân và đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao kết quả hiệu quả kinh doanh;
Hình thành được các nhóm làm việc và điều hành được hoạt động của nhóm.
Vận dụng linh hoạt, thành thạo kĩ năng quản lí thời gian và bản thân trong các hoạt động đa dạng của ngành du lịch, dịch vụ.
Áp dụng linh hoạt kĩ năng thích ứng với sự phức tạp của thực tiễn nghề nghiệp du lịch.
Phân tích được hành vi, ứng xử, kĩ năng của các đối tượng giao tiếp, làm việc trong các lĩnh vực khác nhau của ngành du lịch, dịch vụ.
Vận dụng linh hoạt kiến thức vào thực tiễn xây dựng, tổ chức chương trình du lịch, điều hành du lịch, hướng dẫn, các nghiệp vụ đón tiễn, lễ tân, phục vụ trong nhà hàng khách sạn, các nghiệp vụ tổ chức sự kiện…
Thiết kế được tour du lịch và điều hành hoạt động tour
– Năng lực tự chủ và trách nhiệm
Yêu nghề, gắn bó với nghề nghiệp; nghiêm chỉnh chấp hành điều lệ, quy chế, quy định của cơ quan, doanh nghiệp, công ty nơi đang công tác; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm trong công việc;
Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và chủ động giải quyết các vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn. Nhạy bén trong việc tiếp cận các thông tin khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong kinh doanh, dịch vụ;
Tham gia có hiệu quả trong việc thiết kế triển khai, chuyển giao công nghệ, tổ chức cung cấp dịch vụ, nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật;
Thiết lập được mối quan hệ và cộng tác tốt với đồng nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn và trong giao tiếp xã hội.
1.2.2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng
Có niềm tin, lý tưởng Cách mạng, chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng và Chính sách, Pháp luật của Nhà nước.
Có đạo đức, yêu nghề và lương tâm nghề nghiệp.
Có ý thức tổ chức kỹ luật và tác phong công nghiệp, nghiêm túc, trung thực, cẩn thận,…
Có tinh thần tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng giao tiếp.
Có đủ sức khỏe để học tập, công tác lâu dài, sẵn sàng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Có hiểu biết cơ bản về quốc phòng toàn dân, dân quân tự vệ
Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về quân sự phổ thông cần thiết của người chiến sĩ, vận dụng được trong công tác bảo vệ trật tự trị an.
Có ý thức kỷ luật và tinh thần cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Học sinh tốt nghiệp ngành Du lịch lữ hành hệ trung cấp tại trường Cao đẳng Bình Minh Sài Gòn, học sinh có thể tự tin làm việc tại các vị trí sau: hướng dẫn viên du lịch hoặc chuyên viên phụ trách các bộ phận tiếp thị, chăm sóc khách hàng, điều hành – thiết kế tour tại các công ty trong và ngoài nước hoặc các tổ chức phi chính phủ… Thêm vào đó, làm việc trong ngành Du lịch lữ hành cũng đồng nghĩa với việc bạn có rất nhiều cơ hội để tự khẳng định bản thân, phát triển khả năng kinh doanh độc lập.
– Số lượng môn học: 27 môn
– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 60 tín chỉ
– Khối lượng các môn học chung/đại cương: 255 giờ
– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1.155 giờ
– Khối lượng lý thuyết: 486 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 859 giờ
Mã MH/ MĐ | Tên môn học/mô đun | Số tín chỉ | Thời gian học tập (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | |||||
Lý thuyết | Thực hành/ thực tập/ thí nghiệm/ bài tập/ thảo luận | Thi/ Kiểm tra | ||||
I | CÁC MÔN HỌC CHUNG | 12 | 255 | 94 | 148 | 13 |
MH01 | Chính trị | 2 | 30 | 15 | 13 | 2 |
MH02 | Pháp luật | 1 | 15 | 9 | 5 | 1 |
MH03 | 1 | 30 | 4 | 24 | 2 | |
MH04 | Giáo dục Quốc phòng và An ninh | 2 | 45 | 21 | 21 | 3 |
MH05 | Tin học | 2 | 45 | 15 | 29 | 1 |
MH06 | Tiếng Anh | 4 | 90 | 30 | 56 | 4 |
II | CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN CHUYÊN MÔN | 49 | ||||
II.1 | Các môn học, mô đun cơ sở | 14 | ||||
MH07 | Quản trị học | 2 | ||||
MH08 | Tổng quan du lịch | 2 | ||||
MH09 | Địa lý du lịch Việt Nam | 3 | ||||
MH10 | Văn hóa ẩm thực Việt Nam và các nước | 2 | ||||
MH11 | Marketing căn bản | 2 | ||||
MH12 | Kỹ năng giao tiếp và truyền thông | 3 | ||||
II.2 | Các môn học, mô đun chuyên môn | 29 | ||||
MH13 | Tâm lý du khách | 2 | ||||
MĐ14 | Tuyến điểm du lịch Việt Nam | 3 | ||||
MĐ15 | Marketing du lịch | 2 | ||||
MĐ16 | Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch | 3 | ||||
MĐ17 | Nghiệp vụ xuất nhập cảnh du lịch | 3 | ||||
MĐ18 | Thiết kế tour | 3 | ||||
MH19 | Tín ngưỡng phong tục và lễ hội Việt Nam | 3 | ||||
MH20 | Tổ chức điều hành tour Inbound và Outbound | 3 | ||||
MĐ21 | Kiến tập | 2 | ||||
MĐ22 | Thực tập | 5 | ||||
II. 3 | Môn học, mô đun tự chọn | 6 | ||||
II.3.1 | Chuyên ngành Lữ hành (chọn 2 trong 3 học phần) |
6 | ||||
MH23 | Quản trị điểm đến | 3 | ||||
MH24 | 3 | |||||
MH25 | Tiếng Anh chuyên ngành lữ hành | 3 | ||||
II.3.2 | Chuyên ngành Hướng dẫn viên (chọn 2 trong 3 học phần) |
6 | ||||
MH26 | Các nền văn minh cổ ở Việt Nam | 3 | ||||
MH27 | Kiến trúc và mỹ thuật Việt Nam | 3 | ||||
MH28 | Tiếng Anh chuyên ngành HDDL | 3 | ||||
III | HỌC PHẦN KHÔNG TÍCH LŨY | |||||
Tin học chuẩn đầu ra | ||||||
Ngoại ngữ chuẩn đầu ra | ||||||
Kỹ năng mềm | ||||||
Tổng cộng | 61 |
4.1. Các môn học chung bắt buộc do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ngành tổ chức xây dựng và ban hành để áp dụng thực hiện.
4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:
– Ðể học sinh hiểu thêm về lịch sử và truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho học sinh tham quan một số di tích lịch sử, bảo tàng, nhà văn hóa, các hội nhóm hoạt động xã hội tại thành phố;
– Để học sinh có nhận thức rõ về nghề nghiệp đang theo học và dễ dàng thích nghi hơn với môi trường thực tế, Trường có thể bố trí cho học sinh tham quan các doanh nghiệp, trung tâm thương mại, khu du lịch sinh thái, nhà hàng, khách sạn, resort, khu giải trí … hoặc tham gia vào các sự kiện mà các doanh nghiệp tổ chức…
– Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa, vào thời điểm phù hợp.
4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học:
– Hình thức kiểm tra hết môn: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, Bài tập thực hành
– Thời gian kiểm tra:
+ Lý thuyết: Không quá 120 phút
+ Thực hành: Không quá 8 giờ
– Người học phải học hết chương trình đào tạo trình độ trung cấp theo từng ngành, nghề và phải tích lũy đủ số học phần theo quy định trong chương trình đào tạo.
– Hiệu trưởng Nhà trường căn cứ vào kết quả tích lũy của người học để quyết định việc công nhận tốt nghiệp ngay cho người học hoặc phải làm chuyên đề, khóa luận làm điều kiện xét tốt nghiệp
4.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp:
– Căn cứ Quy chế đào tạo trình độ Trung cấp, Cao đẳng theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tích lũy tín chỉ ban hành kèm theo quy định số 75/2017/QĐ-CDD0225 ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Hiệu trưởng.
+ Tổ chức lớp học (Điều 19);
+ Đăng ký khối lượng học tập (Điều 20)
+ Rút bớt học phần đã đăng ký (Điều 21)
+ Quy đổi điểm trung bình học kỳ và trung bình tích lũy (Điều 22)
+ Xếp hạng đào tạo và học lực (Điều 23)
+ Cảnh báo kết quả học tập, buộc thôi học (Điều 24)
+ Điều kiện tốt nghiệp (Điều 25)
+ Người học phải học hết chương trình đào tạo trình độ trung cấp theo từng ngành, nghề và phải tích lũy đủ số học phần theo quy định trong chương trình đào tạo.
+ Hiệu trưởng Nhà trường căn cứ vào kết quả tích lũy của người học để quyết định việc công nhận tốt nghiệp ngay cho người học hoặc phải làm chuyên đề, khóa luận làm điều kiện xét tốt nghiệp.
4.5. Các chú ý khác:
Khi sử dụng chương trình này để giảng dạy cho đối tượng tuyển sinh tốt nghiệp THCS thì cộng thêm chương trình văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo; Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội.
Hướng dẫn phân bổ thời gian và nội dung thực hành nghề tại cơ sở:
– Thực hành nghề được đào tạo ngay tại Trường, trong quá trình đào tạo có thể sử dụng mô hình kinh doanh giả định nhằm mục tiêu hoàn thiện kiến thức, áp dụng các hiểu biết và kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh;
– Thực tập tốt nghiệp:
+ Thời gian và nội dung theo chương trình khung;
+ Trường căn cứ vào khung chương trình, xây dựng đề cương báo cáo thực tập./.