Cao đẳng chính quy
Trung cấp chính quy
Đại học 2 giai đoạn
VB2 - Đại học trực tuyến
Liên kết Đại học Huế
Tên ngành, nghề: Quản lý doanh nghiệp
Mã ngành, nghề: 5340420
Trình độ đào tạo: Trung cấp
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh:
– Tốt nghiệp THCS trở lên hoặc tương đương.
Thời gian đào tạo: 2,5 năm
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp & Bắng Tốt nghiệp THPT
1.1 Mục tiêu chung:
Quản lý doanh nghiệp trình độ trung cấp là một ngành, nghề có sự kết hợp của khoa học và nghệ thuật quản lý – kinh doanh. Đây là ngành, nghề hỗ trợ phát triển tối đa tư duy hệ thống trong quản lý và cải tiến hiệu quả hệ thống sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, đáp ứng được yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Ngành, nghề Quản lý doanh nghiệp thực hiện việc duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của tổ chức, bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa “hiệu quả hoạt động”, “quản lý hoạt động kinh doanh” bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản trị. Để kết nối và vận hành được toàn hệ thống hoạt động của tổ chức, người lao động tốt nghiệp ngành, nghề quản trị kinh doanh có thể đảm nhận những vị trí việc làm liên quan tại từng bộ phận như: Nhân sự, kinh doanh, marketing, hành chính. Đây là những vị trí việc làm phổ biến trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Các công việc của nghề chủ yếu được thực hiện tại các bộ phận của tổ chức hoặc các cơ sở sản xuất kinh doanh. Do đó, những vị trí việc làm này phải chịu cường độ làm việc cao, chịu áp lực lớn về thời gian và yêu cầu đảm bảo tiến độ kế hoạch kinh doanh của tổ chức. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ, cần phải đảm bảo các điều kiện làm việc thiết yếu như: Môi trường và điều kiện làm việc phải đảm bảo sức khỏe; mặt bằng kinh doanh hợp lý, các loại thiết bị, dụng cụ phù hợp với tiêu chuẩn của từng công việc; các phần mềm giám sát, quản lý sản phẩm; hệ thống thông tin liên lạc tốt; các quy định nội bộ về chuẩn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Người học ngành Quản lý doanh nghiệp có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe tốt; có trách nhiệm với xã hội; nắm vững những kiến thức cơ bản, cơ sở và kiến thức chuyên môn cần thiết về các lĩnh vực kinh tế – quản lý – kinh doanh; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp và có năng lực cơ bản đảm nhiệm các chức năng quản trị, các quá trình kinh doanh của doanh nghiệp; có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập liên thông lên cao đẳng, đại học.
1.2 Mục tiêu cụ thể:
+ Kiến thức:
– Trình bày được khái niệm cơ bản trong lĩnh vực kinh doanh, hành chính, nhân sự, marketing;
– Liệt kê được các quyền và nghĩa vụ của người lao động theo Luật Lao động;
– Liệt kê được các nội dung và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của tổ chức;
– Liệt kê được các trách nhiệm và nhiệm vụ của bản thân khi làm việc nhóm;
– Giải thích được hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức;
– Trình bày được quy trình và cách thức thực hiện công việc trong hoạt động sản xuất kinh doanh;
– Xác định được quy trình thực hiện công việc, nhật ký công việc;
– Cập nhật được các quy định, chính sách về hoạt động sản xuất kinh doanh;
– Trình bày được chỉ tiêu đánh giá công việc theo 5S của các bộ phận trong tổ chức;
– Trình bày được việc thiết lập, vận hành tích hợp các quy trình tác nghiệp theo tiêu chuẩn ISO;
– Ứng dụng được những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công việc thực tế của nghề;
– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
+ Kỹ năng:
– Lập được kế hoạch thực hiện công việc;
– Vận hành được hệ thống tiêu thụ sản phẩm sẵn có tại đơn vị một cách hiệu quả;
– Tìm kiếm được cơ hội kinh doanh;
– Lập được báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị bộ phận;
– Tổ chức thực hiện được chiến lược kinh doanh tại đơn vị bộ phận;
– Trình bày được ý kiến cải tiến công tác quản trị phù hợp với lãnh đạo;
– Giao tiếp hiệu quả, thuyết trình, thảo luận và làm chủ tình huống;
– Thiết lập được mối quan hệ với khách hàng;
– Ghi nhận được những khiếu nại, thắc mắc của khách hàng trong mọi trường hợp;
– Hỗ trợ được các thành viên trong nhóm hay bộ phận để đảm bảo đạt mục tiêu đã đề ra;
– Khởi nghiệp được tổ chức mới với quy mô nhỏ;
– Tổ chức thực hiện được các biện pháp vệ sinh an toàn lao động;
– Phát hiện và đề phòng được rủi ro và mối nguy hại tại nơi làm việc;
– Báo cáo được với cấp trên các sự cố thường gặp;
– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
+ Mức độ tự chủ và trách nhiệm:
– Chấp hành tốt các quy định pháp luật, chính sách của Nhà nước;
– Có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, cần cù và chịu khó trong công việc;
– Có ý thức trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân;
– Có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi;
– Có ý thức tự bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn;
– Đoàn kết, phối hợp và hợp tác với đồng nghiệp trong công việc;
– Xác định được mục đích, yêu cầu sản phẩm, nội quy của công việc;
– Đúc kết được kinh nghiệm để cải tiến trong công việc được giao;
– Thích nghi được với môi trường làm việc;
– Thích ứng được với sự thay đổi trong các thời kỳ công nghệ;
– Ý thức trách nhiệm, tự giác tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
– Nhân sự;
– Kinh doanh;
– Hành chính;
– Marketing.