XÉT TUYỂN ONLINE
XÉT TUYỂN ONLINE

Tìm hiểu ngành Quản trị kinh doanh học những môn gì và bí quyết học tốt chương trình Đại học 2 giai đoạn

Tìm hiểu những môn học của ngành là một trong những yếu tố quan trọng giúp tân sinh viên có thể định hình được ngành học phù hợp trong 4 năm đại học sắp tới. Chính vì thế, để giúp tân sinh viên hiểu rõ ngành QTKD cũng như chương trình Đại học 2 giai đoạn, hãy cùng tìm hiểu bí quyết học tốt thông qua bài viết này nhé!

Ngành Quản trị kinh doanh học những môn gì?
Các môn nền tảng ngành quản trị kinh doanh
Ngoại ngữ – Môn học không thể thiếu trong thời kỳ hội nhập:
Trong thời đại mọi thứ được toàn cầu hóa như hiện nay, yêu cầu về ngoại ngữ đến từ các doanh nghiệp, tổ chức không còn xa lạ và mới mẻ, và để đáp ứng điều kiện tuyển dụng, sinh viên ngành Quản trị kinh doanh tại chương trình Đại học 2 giai đoạn được trang bị chu đáo, chuyên nghiệp.
Sinh viên sẽ được học tiếng Anh cơ bản, giao tiếp và nâng cao theo chuyên môn ngành học.
Ngành quản trị kinh doanh không thể thiếu Tin học
Việc sử dụng thành thạo máy tính, các ứng dụng hỗ trợ cơ bản, và các công cụ công nghệ thông tin là một trong những yêu cầu căn bản của các nhà tuyển dụng. Tin học đại cương là môn học sẽ giúp sinh viên theo học ngành Quản trị kinh doanh thỏa mãn yếu điểm trên.
Các môn học cơ bản ngành quản trị kinh doanh
Kiến thức cơ sở khối ngành bao gồm những môn học nền tảng bắt buộc đối với sinh viên học Kinh tế (Quản trị kinh doanh thuộc khối ngành Kinh tế), bao gồm: Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Quản trị học và Giao tiếp kinh doanh.
Kiến thức cơ sở ngành mà sinh viên Quản trị kinh doanh cần học là Nhập môn Quản trị kinh doanh, Môi trường kinh doanh quốc tế, Tiếp thị căn bản và Quan hệ kinh tế quốc tế.
Kiến thức ngành bao gồm Thống kê trong kinh doanh, Nguyên lý kế toán, Quản trị dự án, Quản trị sự kiện, Thương mại điện tử, Quản trị chất lượng và Quản trị tiếp thị… được học sau khi sinh viên hoàn thành hai chương trình cơ sở trên.
Các môn học chuyên sâu và bổ trợ ngành quản trị kinh doanh
Kiến thức chuyên sâu về quản trị kinh doanh mà sinh viên được học bao gồm các môn Quản trị dự án, Quản trị tài chính, Quản trị nguồn nhân lực, Đạo đức kinh doanh, Giao tiếp kinh doanh.…
Các môn học bổ trợ tuy không trực tiếp thuộc ngành Quản trị kinh doanh nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị của bản thân khi được cung cấp những kỹ năng, kiến thức phụ giúp bạn làm việc thuận lợi hơn.

Các kỹ năng mềm cần có khi học ngành quản trị kinh doanh

Để đem về nhiều “điểm cộng” hơn trong mắt các nhà tuyển dụng, sinh viên nói chung và sinh viên ngành Quản trị kinh doanh nói riêng, không chỉ cần nắm vững kiến thức chuyên môn mà còn phải thành thạo các kỹ năng mềm.

Mỗi trường đại học sẽ lựa chọn các kỹ năng mềm cần thiết sau đây để hỗ trợ rèn luyện sinh viên:
1. Kỹ năng làm việc hiệu quả
2. Kỹ năng xây dựng kế hoạch và thực thi hiệu quả
3. Kỹ năng thuyết trình
4. Kỹ năng làm việc nhóm
5. Kỹ năng giao tiếp
6. Kỹ năng đàm phán và thuyết phục
7. Kỹ năng tư duy sáng tạo
8. Kỹ năng quyết định giải quyết vấn đề
9. Kỹ năng phân tích và logic hóa vấn đề

Bí quyết học tốt những môn trong ngành Quản trị kinh doanh
Sau đây là bí quyết học tốt trong môi trường đại học mà sinh viên cần nắm được, đặc biệt đối với chương trình Đại học 2 giai đoạn.
Xác định rõ mục tiêu là điều kiện tiên quyết để gặt hái được thành quả tốt trong quá trình học tập. Hãy đảm bảo rằng các bạn đang đi đúng hướng, theo đuổi đam mê, bám sát mục tiêu ban đầu. Hãy đề ra những mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Mục tiêu dài hạn giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về mong muốn, cũng như tương lai của bản thân, và mục tiêu ngắn hạn chính là các bước cần có để bạn có thể đạt được mục tiêu lớn (mục tiêu dài hạn), hiện thực hóa mong ước của mình.
Chọn những môn phù hợp với khả năng tiếp thu của bản thân cũng là một yếu điểm. Khả năng rớt môn, nợ môn là rất cao nếu bạn học những môn học không tương xứng với khả năng của mình. Nếu bạn là một người thiên về kỹ thuật thì nên chọn những môn như Hệ thống thông tin, Tài chính,… Còn nếu bạn là một người không “hợp cạ” với tính toán thì nên chọn những môn như liên quan đến luật, nhân sự, tiếp thị.
Sinh viên mới cần thiết lập một phương pháp học tập hiệu quả và nhận ra ý tưởng rõ ràng khi học các khóa học tổng quát. Có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng để đảm bảo rằng mỗi học kỳ của bạn được sắp xếp lịch trình học tập cân đối với sức khỏe và tinh thần của bản thân.
Lời kết, hãy bỏ túi cho bản thân mình những kinh nghiệm học tốt ngay từ năm nhất để có thể làm tiền đề, nền tảng cho việc học tập các môn chuyên ngành sau này. Chúc các bạn tân sinh viên có những năm tháng sinh viên thật thú vị và đừng quên nhiệm vụ học tập của mình.
Contact